Cuộc đời và sự nghiệp Trình_Di

Trình Di được sinh ra trong một gia đình có truyền thống quan lại. Tuổi thiếu niên, Trình Di sống tại Hoàng Phố, nơi mà cha ông phục vụ như một vị quan cai trị địa phương. Vào lúc 14 tuổi, Ông và anh trai được gửi tới học tại nhà của Chu Đôn Di, cha đẻ của học phái Tân Nho giáo dưới triều đại nhà Tống. Lúc 18 tuổi, bị sự thôi thúc của ý thức trách nhiệm và tinh thần dân tộc, Ông đã tưởng nhớ về các nhà cầm quyền bằng cách viết những bài phân tích sâu sắc về tình hình chính trị cũng như cuộc sống khó khăn của nhân dân đương thời. Vào năm 1056, được sự cho phép của cha mình, ông và anh trai đến Lạc Dương, thủ đô lúc bấy giờ, đăng ký vào Học viện quốc gia. Tại đó, hai người đã gặp và làm quen với Trương Tải, người mà sau này là đại diện chính cho trường phái Tân Nho học.

Với một bài thi xuất sắc, Trình Di được Chu Hồng Vũ, một nhà giáo có uy tín, thừa nhận, và trở nên nổi tiếng trong giới học thuật. Những Học giả trẻ từ khắp nơi tìm đến Trình Di để học tập. Năm 1072, khi Trình Hạo bị bãi chức, Trình Di mở một trường tư với anh của mình và bắt đầu sự nghiệp giáo dục của mình như một gia sư. Ông liên tục từ chối các chức vụ được triều đình mời gọi. Tuy nhiên, Ông vẫn luôn quan tâm đến tình trạng thế sự trong nước và trực tiếp chống lại chính sách của chính phủ hiện thời, cụ thể là chính sách cải cách của Vương An Thạch. Với vai trò một nhà cải cách bị bãi bỏ vào năm 1085, Trình Di luôn được Vua mời để đọc các bài diễn văn của ông. Ông làm điều này trong 20 tháng trước khi các nhà cầm quyền phế truất ông.

Bước vào tuổi 60, Trình Di bắt đầu nghiên cứu và viết một cuốn sách về Kinh Dịch(Commentary on the Book of Changes) và lên kế hoạch để chỉnh sửa và sẽ xuất bản nó trong vòng 10 năm. Năm 1049, Ông đã hoàn thành việc chỉnh sửa với việc viết lời mở đầu cho nó. Tiếp theo, Ông chuyển sang viết chú giải cho các tác phẩm kinh điển như Luận ngữ, Mạnh Tử, Kinh LễKinh Xuân Thu. Những năm sau đó, Ông bàn luận về tác phẩm Tả thị Xuân Thu. Tuy nhiên, vào năm 1102, khi những nhà cải cách lúc bấy giờ nắm lại được quyền hành, Trình Di bị buộc tội “Phát ngôn gây hại”.  Vì vậy, Ông bị cấm dạy học và các sách của ông bị cấm lưu hành và tiêu hủy. Năm 1109, Ông bị đột quỵ. Biết mình sẽ không qua khỏi, Ông bỏ mặc sự ngăn cấm của chính quyền để tiếp tục dạy học và truyền tải tác phẩm của mình. Ông mất vào tháng 11 năm đó.

Bên cạnh những cuốn sách kể trên, Trình Di còn để lại những bài Tiểu luận, Thơ và các bài Thơ. Các tác phẩm rải rác này được tập hợp trong “Tập hợp các tác phẩm của anh em Trình”, tác phẩm cũng ghi lại những cuộc hội thoại của ông do các học trò ghi lại. “Các tác phẩm của anh em Trình” là một tác phẩm được chỉnh sửa trong tác phẩm lớn hơn “Tập hợp toàn bộ tác phẩm của Trình Hào-Trình Di”(Xuất bản lần đầu dưới thời đại nhà Minh), bao gồm Literary Remains (Yishu), Additional Works (Waishu), Explanation of Classics (Jingshuo), Collections of Literary Works (Wenyi), Commentary on the Book of Change (Zhouyi Zhuan) và Selected Writings (Cuiyan). Sự phản ánh của khái niệm “Mọi vật đều nằm trong tay”(Jinsi lu) do Chu Hy(1130-1200) và Lã Tông Khiêm(1137-1181) biên tập cũng xuất hiện khá nhiều trong các cuộc đối thoại của Trình Di.[2]